Monday, 28 November 2016

Nhiếp ảnh đã choáng ngợp thế nào khi… điện mới xuất hiện?

  1. Dân trí  ›  
  2. Văn hóa  ›  
Thứ tư, 13/07/2016 - 10:53

Nhiếp ảnh đã choáng ngợp thế nào khi… điện mới xuất hiện?

Chia sẻ

Dân trí Không nghi ngờ gì điện là một phát minh làm thay đổi cả thế giới. Khi điện mới xuất hiện, đó là một hiện tượng gây choáng ngợp trong đời sống con người. Các nhiếp ảnh gia đã không bỏ qua cơ hội ghi lại thời khắc đổi khác ngoạn mục của nền văn minh loài người.

“Những quầng sáng trắng tuyệt diệu bao quanh những cửa hiệu lát đá hoa cương, những búi dây chạy ngang trên đầu người qua đường, những dòng xe cộ chuyển động nhanh nhẹn và rõ mồn một, tất cả được bày ra trước mắt với sự chính xác tuyệt đối, chẳng còn gì để bóng tối che phủ”, đó là một câu mà tờ New York Times từng đăng tải trên một ấn bản ra mắt hồi tháng 12/1880.

Khi đó, New York lần đầu tiên có 23 cột đèn điện được lắp đặt và thắp sáng trên một đoạn đường Broadway, thuộc quận Manhattan, thành phố New York, Mỹ. Đây là một trong những ứng dụng sớm nhất và thực tế nhất của đèn điện trong cuộc sống đời thường.

Ở London, thời điểm này, một số nhà hát lớn cũng bắt đầu có những cột đèn điện được lắp đặt khiến báo chí bình luận những bóng đèn này trông như thể “những vầng trăng cùng tỏa sáng một lúc trên đường phố Strand, London, Anh”.

Năm 1878 ở thành phố Sheffield, miền bắc nước Anh, những cột đèn điện đã lần đầu tiên thắp sáng cho một trận bóng diễn ra vào buổi tối, chỉ có điều sau khi bước vào trận và thi đấu được một lúc, các cầu thủ đã phản đối bởi ánh sáng ở tại một số vị trí quá chói, một số vị trí khác lại quá nhòe nhoẹt, gây ảnh hưởng tới phong độ thi đấu của họ.

Đặt qua một bên chuyện chất lượng ánh sáng của những ngọn đèn điện đầu tiên xuất hiện, việc thế giới chứng kiến những bóng đèn điện bước vào đời sống con người đã đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong đời sống xã hội văn minh - hiện đại.

Việc phát minh ra điện đã có một sức ảnh hưởng khổng lồ, không thể đo đếm hết được, đối với mọi mặt của đời sống hiện đại, từ cách thức làm việc của mỗi người, cho tới cách vận chuyển, đi lại.

Như nhà phát minh Thomas Edison từng nói hồi năm 1879: “Chúng ta sẽ cố gắng tạo ra nguồn điện rẻ đến mức sẽ chỉ còn người giàu mới dám thắp nến để chiếu sáng”. Và điều đó đã trở thành sự thật.

Việc chiếu sáng không gian công cộng về đêm ở thời điểm thập niên 1870-1880 đã tạo nên những ấn tượng mạnh mẽ đối với các nhiếp ảnh gia, khi đó, tất cả các tay máy tại New York, tại London, đã cố gắng ghi lại vẻ đẹp lung linh đầy mới mẻ của đường phố về đêm.

Những bức ảnh được chụp tại thời điểm này đã trở thành đề tài của một cuộc triển lãm ảnh mới được tổ chức tại bảo tàng J. Paul Getty ở thành phố Los Angeles, bang California, Mỹ. Cuộc triển lãm có tên “In Focus: Electric!” (Tiêu điểm: Điện!).

Những bức ảnh được đem ra trưng bày phản ánh lại một thời kỳ khi con người mới bắt đầu tiếp xúc với sự hiện diện của những bóng đèn điện trong đời sống xã hội, họ choáng ngợp trước một thế giới đổi khác nhờ ánh sáng và năng lượng.

“Ánh sáng của đêm”, nhiếp ảnh gia Alfred Stieglitz, chụp tại New York năm 1897.
“Ánh sáng của đêm”, nhiếp ảnh gia Alfred Stieglitz, chụp tại New York năm 1897.
“Bức tiểu họa của tia chớp ánh sáng”, chụp năm 1895.
“Bức tiểu họa của tia chớp ánh sáng”, chụp năm 1895.
Một bức ảnh chụp chân dung được thực hiện trong phòng kín vào buổi tối bởi nhiếp ảnh gia George Watson hồi năm 1920.
Một bức ảnh chụp chân dung được thực hiện trong phòng kín vào buổi tối bởi nhiếp ảnh gia George Watson hồi năm 1920.
Một bức ảnh nghệ thuật với ánh sáng đèn điện, chụp hồi năm 1940 của Barbara Morgan.
Một bức ảnh nghệ thuật với ánh sáng đèn điện, chụp hồi năm 1940 của Barbara Morgan.
“Những biển hiệu đèn neon” của nhiếp ảnh gia Jaromír Funke chụp năm 1939.
“Những biển hiệu đèn neon” của nhiếp ảnh gia Jaromír Funke chụp năm 1939.
“Bóng đèn điện”, thực hiện bởi Květoslav Trojna năm 1929.
“Bóng đèn điện”, thực hiện bởi Květoslav Trojna năm 1929.
“Điện áp cao”, ảnh của Martin Munkácsi, chụp năm 1930.
“Điện áp cao”, ảnh của Martin Munkácsi, chụp năm 1930.
“Quang cảnh ban đêm trên đường Broadway”, New York, Mỹ, hồi năm 1923.
“Quang cảnh ban đêm trên đường Broadway”, New York, Mỹ, hồi năm 1923.
“Stockholm về đêm”, hồi năm 1937, ảnh của Andreas Feininger.
“Stockholm về đêm”, hồi năm 1937, ảnh của Andreas Feininger.
“Núi Phú Sĩ”, ảnh của Gen Otsuka, chụp năm 1955, có thể thấy rất nhiều đường điện chạy ngang qua bức ảnh.
“Núi Phú Sĩ”, ảnh của Gen Otsuka, chụp năm 1955, có thể thấy rất nhiều đường điện chạy ngang qua bức ảnh.

Bích Ngọc
Theo Atlas Obscura

Tag : nhiếp ảnh gia, điện, bóng đèn, đèn điện, văn minh, nhân loại, loài người, con người, hiện đại, đời sống

No comments:

Post a Comment